您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo Mohammedan vs Jamshedpur, 21h00 ngày 20/2: Khó tin cửa dưới
Bóng đá68243人已围观
简介 Hư Vân - 20/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
Bóng đáHoàng Ngọc - 20/02/2025 09:48 Kèo phạt góc ...
【Bóng đá】
阅读更多Cháy xưởng phế liệu ở Nghệ An, khói đen bốc cao hàng chục mét
Bóng đáHiện trường vụ cháy xưởng phế liệu (Ảnh cắt từ clip).
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Nghệ An đã điều động nhiều xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường dập lửa.
Tuy nhiên, xưởng phế liệu được lợp bằng tôn, bên trong có nhiều phế liệu dễ cháy như giấy, nhựa nên việc dập lửa gặp khó khăn.
Cột khói bốc lên từ xưởng phế liệu cao hàng chục mét (Ảnh cắt từ clip).
Đến gần 17h cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế. Khu vực nhà xưởng, giấy, nhựa ở bãi tập kết phế liệu gần như bị lửa thiêu rụi.
"Chủ xưởng là người ở địa phương khác đến thuê đất để mở xưởng mua bán phế liệu nhựa, giấy. Hiện chưa rõ khối lượng phế liệu và giá trị bị thiệt hại trong vụ cháy này", lãnh đạo xã Nghi Phong nói.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại giao ban Quản lý nhà nước quý III/2021
Bóng đáBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại giao ban Quản lý nhà nước của Bộ TT&TT Quý 3 năm 2021, Việt Nam chúng ta đã chứng kiến đợt bùng phát dịch lần thứ 4 với biến chủng Delta mạnh hơn, lây lan nhanh hơn rất và rất nhiều so với chủng gốc. Thiệt hại là không nhỏ, nhưng Việt Nam đã đi qua và trưởng thành hơn lên rất nhiều.
Chúng ta không chỉ có khó khăn, thách thức mà còn có rất nhiều điểm sáng, cơ hội để phát triển. Đất nước, nhân dân đang rất cần niềm tin và sự mạnh mẽ để vươn lên. Và đây chính là lúc cần nhìn rõ những điểm sáng đó! Các báo đài phải thổi lên khát vọng phát triển cho đất nước mình.
Các tâm dịch đã dần được kiểm soát, nhất là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Số ca bệnh nặng, ca tử vong đều giảm sâu. Năng lực y tế tăng, tỷ lệ trang thiết bị phòng chống Covid đang trong sử dụng giảm.
Những kinh nghiệm ban đầu được rút ra từ đợt bùng phát dịch thứ 4 là rất quan trọng, giúp chúng ta có khả năng chống dịch tốt hơn, tự tin hơn để ngăn chặn bùng phát mới cũng như để xử lý tốt hơn nếu có bùng phát mới. Gần đây, các địa phương đã xử lý hiệu quả hơn mà không phải cách ly diện rộng.
Các tỉnh kiểm soát được dịch thì vẫn có tăng trưởng tốt, các dự án lớn vẫn được khởi công.
Vắc xin sẽ về nhiều hơn trong tháng 10 này, việc tiêm chủng đạt tỷ lệ cao trong tháng 10 và 11 sẽ thay đổi cục diện phòng chống dịch của chúng ta, thực sự chuyển từ thế phòng ngự sang tấn công, sang thích ứng an toàn. Tốc độ tiêm chủng, từ chỗ rất thấp, đã cao hơn trung bình thế giới. Tỷ lệ tiêm chủng đến cuối tháng sẽ tiếp cận trung bình thế giới và cao hơn một số nước trong khu vực. Đây là thành công của Chiến lược vắc xin.
Con đường phía trước đã rõ hơn. Từ nay đến cuối năm 2021, các tỉnh có dịch sẽ chuyển sang thích ứng an toàn. Từ năm 2022, chuyển trạng thái bình thường mới, chung sống an toàn, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. Có kế hoạch khôi phục an toàn các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như dịch vụ, du lịch, hàng không.
Covid không chỉ là thách thức, khó khăn mà còn là cơ hội cho phát triển. Báo chí cần viết nhiều hơn về các cơ hội do Covid mang lại, nếu không tận dụng được cơ hội này để vươn lên thì mất mát sẽ chỉ là mất mát: Sự điều chỉnh của toàn cầu hoá; coi trọng thị trường trong nước; coi trọng hơn sự tự cường; y tế là trụ cột, nhất là y tế cơ sở, và cần đầu tư nhiều hơn; phát triển ngành công nghiệp dược, trang thiết bị y tế; đẩy nhanh chuyển đổi số; sự bộc lộ các điểm yếu của hệ thống quản trị và năng lực quản trị để từ đó khắc phục; ra những quyết định lớn; cân bằng hơn cuộc sống vật chất và tinh thần; thúc đẩy phát triển bền vững là phát triển xanh và số; sự linh hoạt, thích nghi nhanh của người Việt Nam là lợi thế trong lúc thay đổi này...
Trong phòng chống dịch, không chỉ ngành Y tế ra tuyến đầu mà còn các ngành khác nữa, trong đó có báo chí truyền thông và ứng dụng công nghệ số. Nguồn thu của báo chí giảm mạnh, anh em phóng viên gặp nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta đã làm được rất nhiều việc, không quản ngày đêm, không kêu ca phàn nàn, không ngại đi vào tâm dịch, sẵn sàng góp công, góp của cho phòng chống dịch, Đảng và Nhà nước đã đánh giá ngành của chúng ta đóng góp vào thành công chung của đất nước.
Công thức phòng chống dịch được phát triển từ 5K thành 5K + Vắc xin + Công nghệ + Ý thức người dân, thì có đến hai thành tố liên quan đến ngành chúng ta là công nghệ và truyền thông để tạo ra ý thức người dân. Chưa bao giờ người dân và chính quyền các cấp thấy rõ hơn vai trò vô cùng quan trọng của báo chí truyền thông và của CNTT.
Nhưng cũng vì ra tuyến đầu mà các vấn đề của ngành chúng ta được bộc lộ rõ ràng hơn và cũng vì thế mà trở thành động lực để phát triển ngành.
Covid bùng phát trên diện rộng, lại là vấn đề chưa có tiền lệ, khó dự đoán, vô cùng khó khăn, động chạm đến hàng chục triệu người dân, trong khi kinh nghiệm về CNTT, về truyền thông của nhiều bộ ngành, nhiều địa phương lại chưa nhiều. Các vấn đề nảy sinh cũng là điều khó tránh.
Truyền thông có lúc, có nơi thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu sự chuẩn bị trước, thiếu thống nhất, các văn bản điều hành của chính quyền chưa chuyển thành ngôn ngữ truyền thông đại chúng, chưa cân bằng về thông tin chống dịch và phát triển kinh tế, mới chỉ dừng lại ở việc đưa tin về dịch mà chưa có nhiều bài về hướng dẫn người dân, về phân tích sâu, có giá trị, truyền cảm hứng, thiếu bài viết về kinh nghiệm hay của các địa phương, các nước trên thế giới có giá trị tham khảo, học tập, khích lệ.
Trong phản ánh thực tế vẫn còn bị chi phối bởi xu hướng bi kịch, bi luỵ, mà nhiều khi là do mạng xã hội dẫn dắt, chưa thấy hết được những góc nhìn nhân văn khác, chưa thấy hết được sức chống chịu, sự kiên cường đáng khâm phục của người Việt Nam, sự cố gắng của các cấp chính quyền, chưa chỉ ra các cơ hội để Việt Nam vươn lên.
Vẫn còn giật tít câu view, làm nóng vấn đề và qua đó gián tiếp gây khó khăn cho các địa phương, các lực lượng chống dịch. Một số tổng biên tập vẫn chưa chỉ đạo nội dung phòng chống dịch mà còn ủy quyền quá rộng rãi.
Các thế lực thù địch thì lợi dụng mạnh mẽ mạng xã hội để chống phá chúng ta, làm to lên các tồn tại, đưa tin giả, tin sai gây kích động làm khó thêm cho công tác phòng chống dịch bệnh vốn đã vô vàn khó khăn.
Nhiều vấn đề công nghệ thông tin cũng đã bộc lộ. Có những lỗi bảo mật khá sơ đẳng, người viết phần mềm quá chiều người sử dụng, Cục An toàn thông tin phát hiện lỗ hổng bảo mật nhưng đã không chỉ đạo đơn vị viết phần mềm xử lý đến cùng và đúng hạn, Bộ TT&TT được giao chỉ đạo phát triển phần mềm phòng chống dịch nhưng lãnh đạo Bộ đã chưa bao quát hết các vấn đề.
Phần mềm viết ra cho hàng chục triệu, hàng trăm triệu người dùng, nhưng những phiên bản đầu là chưa đơn giản, chưa tiện lợi cho người dân. Chúng ta đã nhận ra, viết một phần mềm đơn giản trong sử dụng, ít lỗi là không hề dễ. Làm một phần mềm đến xuất sắc chưa phải thói quen của chúng ta. Và đây chính là câu trả lời cho câu hỏi, tại sao người Việt Nam nghe nói là giỏi CNTT mà người dân vẫn dùng nhiều phần mềm nước ngoài.
Chúng ta luôn nói là dữ liệu phải liên thông, phải chia sẻ. Nghị định có chưa thì có rồi. Trục kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu có chưa thì có rồi. Các bộ ngành, địa phương kết nối vào trục chưa thì kết nối rồi. Mọi cái đều “rồi” mà sao thực tế vẫn “chưa”? Ai chịu trách nhiệm? Phải là Bộ TT&TT thôi. Bộ TT&TT không chỉ là ra văn bản mà còn là làm cho văn bản đi vào cuộc sống. Mục đích cuối cùng không phải là văn bản mà là vấn đề của cuộc sống được giải quyết, người dân được hưởng lợi. Các vấn đề nảy sinh là phải nhìn thấy sớm, thuộc thẩm quyền thì phải xử lý, phải thúc đẩy, cần phối hợp các bên thì phải chủ động đứng ra chủ trì phối hợp, vượt thẩm quyền thì phải nhanh chóng báo cáo cấp trên.
Có nhiều phần mềm cho một việc. Nếu là việc của thị trường thì để thị trường quyết, và đây là việc bình thường, giống như là một sản phẩm nhiều người bán. Nếu là việc của Chính phủ thì phải do Chính phủ quyết định, có lãnh đạo, chỉ đạo, nếu nhiều hơn một thì phải liên thông để người dân dùng cái nào cũng vậy. Việc này cũng là việc của Bộ TT&TT.
Rồi đến việc phần mềm đã xong, đã tốt, nhưng một số cơ sở tiêm, một số cán bộ nhập liệu sai. Kết quả cuối cùng bao giờ cũng phụ thuộc vào người dùng. Chiều 16/10/2021, các Bộ Y tế, Công an và TT&TT họp với các địa phương đến tuyến xã để quán triệt việc triệt để dùng phần mềm quản lý tiêm chủng, đảm bảo dữ liệu chính xác, kịp thời, không để bị bỏ sót.
Các vấn đề của ngành, của truyền thông và CNTT thời gian vừa qua thì đa phần là trách nhiệm của Bộ quản lý ngành. Cá nhân tôi phải nhận trách nhiệm, nhận trách nhiệm về các tồn tại và cũng nhận trách nhiệm xử lý các tồn tại này. Hôm nay, tôi kể ra đây nhiều vấn đề, nhưng đa số đã được khắc phục. Những vấn đề cuối cùng thì sáng 14/10/201, Thủ tướng Chính phủ cũng đã họp với lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, TT&TT và Công an để thống nhất giải quyết và đã chỉ đạo cơ bản phải xử lý xong các vấn đề trước 20/10/2021. Tất cả là vì sự tiện lợi và an toàn của người dân!
Chúng ta thường sợ mình có vấn đề, sợ bị lộ vấn đề. Nhưng ít người hiểu rằng lộ vấn đề lại là cơ hội để hoàn thiện. Chúng ta viết, chúng ta làm nhưng chỉ người đọc, người dùng mới là người đánh giá chính xác nhất. Vậy hãy lắng nghe họ để từ đó trưởng thành. Và quá trình này là liên tục. Ngày 18/10/2021, Bộ TT&TT chính thức công bố chương trình thường niên vinh danh những người có phát hiện lỗi bảo mật cho các nền tảng số quốc gia.
Vấp ngã, tai nạn là một phần tất yếu của phát triển, của tiến hoá. Vấn đề là qua đó chúng ta học được gì để phát triển và không để lặp lại. Tất cả chúng ta trong ngành TT&TT hãy thực sự cầu thị, không sợ bị phê bình, hãy luôn cẩn thận nhưng cũng không sợ bị tai nạn. Ai đó phê bình chúng ta 10 mà có một cái đúng thì cũng phải trân trọng cảm ơn người đó. Chỉ với tinh thần này thì ngành ta mới phát triển. Mà ngành ta phát triển thì đất nước mới phát triển.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021
VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021.
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2: Tiếp đà hưng phấn
-
Khoản đầu tư 1 tỷ USD sẽ được sử dụng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số ở châu Phi. (Nguồn: AFP)
Ngày 6/10, công ty công nghệ Google (Mỹ) thông báo kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD trong 5 năm tới để giúp tăng khả năng truy cập Internet nhanh hơn và với giá cả phải chăng hơn cũng như hỗ trợ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở châu Phi.
Hầu hết các quốc gia có tốc độ Internet chậm nhất thế giới đều ở châu Phi, khu vực có chưa đến 30% trong dân số 1,3 tỷ người được kết nối băng thông rộng, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
Tuy nhiên, châu Phi với gần 50% dân số dưới 18 tuổi được cho là một thị trường đầy hứa hẹn.
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành của Google Sundar Pichai cho biết mặc dù đã "có những bước tiến lớn" trong nỗ lực cung cấp Internet nhanh và giá rẻ cho người dân châu Phi trong những năm gần đây, song vẫn còn nhiều việc cần phải làm.
Khoản đầu tư 1 tỷ USD nói trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số ở châu lục thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận và kết nối Internet.
Ngoài ra, các quỹ cũng dành để phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có mạng lưới cáp ngầm Equiano kết nối Nam Phi, Namibia, Nigeria và St Helena với châu Âu.
Kế hoạch đầu tư nhằm đẩy mạnh cam kết của Google công bố cách đây 4 năm, theo đó hỗ trợ đào tạo cho khoảng 10 triệu người trẻ tuổi cũng như các doanh nghiệp nhỏ ở châu Phi phát triển kỹ năng số.
Theo Vietnam+
Google đầu tư 2,1 tỷ USD mua tòa nhà ở thành phố New York
Google công bố kế hoạch mua một tòa nhà văn phòng ở thành phố New York với giá 2,1 tỷ USD. Đây là thương vụ mua bất động sản lớn nhất tại Mỹ cho một tòa nhà văn phòng kể từ khi đại dịch lan rộng.
" alt="Google đầu tư 1 tỷ USD giúp châu Phi tăng khả năng kết nối Internet">Google đầu tư 1 tỷ USD giúp châu Phi tăng khả năng kết nối Internet
-
Chuyển đổi số toàn diện - giải pháp "xương sống" của ĐXMN Thị trường BĐS ngày càng trở thành một trong những “chiến trường” có tính cạnh tranh khốc liệt. Chuyển đổi số trở thành “chìa khóa” giúp các doanh nghiệp BĐS chiếm ưu thế cạnh tranh và mở rộng hơn nữa tệp khách hàng tiềm năng. Những doanh nghiệp nhanh tay nắm bắt thời thế, ứng dụng chuyển đổi số trong các chiến dịch marketing và dịch vụ sẽ dần chiếm lĩnh thị phần, dẫn đầu trong cuộc chạy đua trải nghiệm khách hàng.
Chuyển đổi số toàn diện - giải pháp "xương sống" trong chiến lược của ĐXMN
Tiếp tục giữ vững vị thế và bứt phá trong giai đoạn tiếp theo để trở thành công ty dịch vụ BĐS hàng đầu tại thị trường miền Nam, ĐXMN đã và đang đặt những “viên gạch” đầu tiên để bắt đầu cuộc “cách mạng” chuyển đổi số toàn diện, chuyển mình và số hoá mạnh mẽ công tác quản trị, bán hàng, chăm sóc và khai thác khách hàng tiềm năng, quản lý hệ thống đội ngũ môi giới chuyên nghiệp.
DXMN Care - ứng dụng chăm sóc toàn diện cho khách hàng ĐXMN
Nằm trong chiến lược hệ sinh thái số hóa, ứng dụng DXMN Care được xây dựng để kết nối khách hàng một cách tiện lợi và dễ dàng hơn, cũng như tạo mối liên kết mật thiết giữa khách hàng với ĐXMN. Với ứng dụng DXMN Care, khách hàng dễ dàng tiếp cận những thông tin đầy đủ, nhanh chóng với cơ hội đầu tư BĐS chỉ bằng “một chạm” trên smartphone.
DXMN Care tập trung vào trải nghiệm của khách hàng, giúp khách hành quản lý sản phẩm BĐS của mình, so sánh và đánh giá các sản phẩm khác nhau. Hệ thống sẽ cập nhật đến khách hàng tin tức thị trường, dự án và các sự kiện BĐS đúng với nhu cầu, đồng thời cập nhật những chính sách ưu đãi, chiết khấu đến từng khách hàng riêng biệt.
Ngoài ra, DXMN Care còn giúp khách hàng kết nối với các điểm giao dịch gần nhất, mọi vấn đề của khách hàng đều được phản hồi trực tiếp bởi bộ phận CSKH 24/7.
Hai ứng dụng My DXMN và DXMN Care được ra mắt và sử dụng rộng rãi My DXMN - “ngôi nhà số” của gia đình ĐXMN
Thực trạng hiện tại của một số doanh nghiệp BĐS là đang sử dụng những công cụ thủ công để quản lý công việc và khách hàng như: ghi chép sổ sách, lưu danh bạ điện thoại, giấy ghi chú... Cách làm truyền thống này dễ phát sinh những vấn đề như: không thể “nhớ mặt đặt tên” khách hàng, bỏ quên nhu cầu của khách hàng, quên lịch hẹn, thiếu kế hoạch chuyển đổi khách hàng…
Để giải quyết những khó khăn trên, ĐXMN đã cho ra đời ứng dụng My DXMN - nền tảng tối ưu hệ thống quản lý môi giới. My DXMN giúp thao tác quản lý khách hàng dễ dàng và khoa học hơn, giúp môi giới đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chuyên viên kinh doanh ĐXMN cũng trở nên năng suất và chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.
My DXMN chính là “ngôi nhà số” của gia đình ĐXMN, xây dựng cộng đồng ĐXMN đoàn kết, vững mạnh. Toàn bộ CBNV tiếp cận dễ dàng đến mọi thông tin các phòng ban, hệ thống dự án, bảng hàng và tiến trình giao dịch. Đặc biệt kết nối marketing và kinh doanh, tối giản thời gian liên hệ, đáp ứng nhu cầu khách hàng ngay tức khắc. Với sự tham gia của hơn 700 CBNV, sự kiện ra mắt My DXMN tháng 11/2021 là dấu ấn công nghệ của ĐXMN trên thị trường BĐS Việt Nam.
"My DXMN" - Ngôi nhà số của gia đình ĐXMN Với việc luôn linh hoạt chuyển đổi mô hình kinh doanh để “làm mới” chính mình, ĐXMN đã nhận được sự phản hồi tốt từ khách hàng. Kết hợp cùng những hệ thống công nghệ đang được nghiên cứu triển khai, 2 ứng dụng My DXMN và DXMN Care được kỳ vọng cùng cộng hưởng tạo nên hệ sinh thái số hóa chuyên nghiệp, đem lại những thành tựu đột phá trên thị trường BĐS.
Doãn Phong
" alt="Đất Xanh Miền Nam ra mắt 2 ứng dụng đẩy mạnh chuyển đổi số">Đất Xanh Miền Nam ra mắt 2 ứng dụng đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Bên trong nhà máy lắp ráp ô tô Honda. (Ảnh minh họa: HVN) Wave Alpha vẫn là mẫu xe số ăn khách nhất với 180.711 chiếc bán ra, chiếm 21,6% lượng xe máy bán ra. Ở phân khúc xe tay ga, Honda Vision là mẫu xe bán tốt nhất của liên doanh xe Nhật. Trong 6 tháng, các đại lý Honda đã bán ra tổng số 210.701 xe Viosion, chiếm 25,2% tổng doanh số bán xe máy của Honda tại Việt Nam.
Sự sụt giảm của Honda nằm trong bối cảnh thị trường chung sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội ở nhiều địa phương khiến các đại lý kinh doanh ô tô, xe máy không thể hoạt động. Phía Honda cho biết, hãng vẫn chiếm 80,8% thị phần xe máy, tức là tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh dịch bệnh, Honda đưa ra thị trường nhiều mẫu xe máy mới theo hình thức trực tuyến. Đáng chú ý là Honda SH350i lắp ráp trong nước hay các mẫu xe phân khối lớn như Honda CBR150R, Africa Twin.
Mảng kinh doanh ô tô của Honda cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, lượng xe bán ra của hãng từ tháng 4 đến hết tháng 9 đạt 7.316 chiếc, giảm 34,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mẫu xe cỡ nhở Honda City là mẫu xe bán chạy nhất trong 6 tháng đầu năm năm tài chính 2022 với 2.934 chiếc, chiếm 40,1% tổng doanh số bán ô tô của hãng tại Việt Nam. Trong nửa năm này, Honda cũng chưa có một mẫu ô tô mới nào ghi dấu ấn được ra mắt ở thị trường trong nước, ngoại trừ phiên bản đặc biệt của Honda CR-V là LSE.
Một mảng hoạt động khác đáng chú ý của Honda Việt Nam là xuất khẩu xe máy. Sản lượng xuất khẩu xe nguyên chiếc (CBU) đạt 107.778 xe, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 229,68 triệu USD bao gồm cả xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng, tăng 56,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Phúc Vinh
Thị trường ô tô sụt giảm liên tục, hãng xe giảm giá cả trăm triệu kích cầu
Các hãng xe phải tung ra chương trình ưu đãi phí trước bạ, tặng thêm gói phụ kiện và giảm giá tiền trực tiếp lên tới cả trăm triệu đồng nhằm kích cầu khi thị trường ô tô đang vô cùng ảm đạm do nhiều tác động.
" alt="Doanh số bán xe máy, ô tô của Honda Việt Nam sụt giảm">Doanh số bán xe máy, ô tô của Honda Việt Nam sụt giảm
-
Soi kèo góc Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2
-
Với tính năng thẻ Covid, ứng dụng PC-Covid sẽ kết nối chặt chẽ với các hệ thống quản lý tiêm vắc xin, xét nghiệm Covid-19 để có thể cấp các thẻ Covid cho người dân. Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa mới đây cũng đã đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, địa phương và cơ quan báo chí của tỉnh quan tâm tuyên truyền cài đặt và sử dụng ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 quốc gia (PC-Covid).
PC-Covid là ứng dụng được phát triển nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 để Việt Nam có thể “bình thường mới”. Đây là ứng dụng tổng hợp những tính năng đang chạy tốt của các ứng dụng chống dịch Covid và được thiết kế lại cho thuận tiện nhất với người dùng, bao gồm Khai báo Y tế; Phản ánh; Quét mã QR; Tiếp xúc gần, Thông tin tiêm, xét nghiệm...
Từ ngày 30/9, PC-Covid đã có mặt trên các kho ứng dụng của Google, Apple. Người dùng đã cài và sử dụng các ứng dụng phòng chống dịch như Bluezone, NCOVI, VHD… đã và sẽ được cập nhật, nâng cấp lên PC-Covid, do đó không nên xóa các ứng dụng đã cài trước đó.
Theo thống kê, tính đến hết ngày 3/10, tỉnh Khánh Hòa đã có 410.310 người dùng PC-Covid, chiếm 33,33% dân số, xếp thứ 12 trên toàn quốc về tỷ lệ người dân dùng PC-Covid trên dân số.
Người dân Khánh Hòa sử dụng thẻ xanh, thẻ vàng Covid thế nào?
Hướng dẫn của Ban chỉ đạo tỉnh Khánh Hòa cũng nêu rõ, người có thẻ xanh Covid là người đã tiêm đủ loại vắc xin tiêm 2 mũi đã qua ít nhất 14 ngày sau mũi tiêm thứ 2; là người đã tiêm loại vắc xin tiêm 1 mũi đã qua ít nhất 14 ngày sau khi tiêm; hoặc là người nhiễm SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh, có giấy ra viện, đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà theo quy định và trong thời hạn 180 ngày tính từ ngày khỏi bệnh.
Những người có thẻ xanh Covid được di chuyển trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh (liên huyện). Khi đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và khi đi qua các chốt, trạm kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 ở thôn, tổ dân phố, liên huyện, liên tỉnh, người có thẻ xanh Covid phải xuất trình thẻ theo yêu cầu; trừ các địa bàn đang áp dụng biện pháp hạn chế di chuyển (vùng cam, vùng đỏ) để phòng chống dịch.
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, y tế… trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có thẻ xanh Covid tham gia công tác phòng chống dịch, trực tiếp tham mưu xử lý, giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, khi di chuyển trong các địa bàn vùng cam, vùng đỏ thì phải có thêm giấy xác nhận công tác của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp; trừ các trường hợp đặc biệt do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định và cấp giấy cho phép.
Người có thẻ vàng Covid là người đã tiêm 1 mũi đối vắc xin có yêu cầu 2 mũi và đã qua 14 ngày kể từ ngày tiêm; hoặc là người đã có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong thời gian 72 giờ kể từ khi lấy mẫu.
Theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo, người có thẻ vàng Covid được di chuyển trong phạm vi địa bàn cấp huyện, trừ các địa bàn đang áp dụng biện pháp hạn chế di chuyển. Khi đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, người có thẻ vàng Covid phải xuất trình thẻ kèm theo giấy xác nhận kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong thời gian 72 giờ.
Khi đi khám bệnh, chữa bệnh, đi làm hoặc di chuyển ngoài phạm vi cấp huyện, tại các chốt, trạm kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 liên huyện, người có thẻ vàng Covid cũng phải xuất trình thẻ kèm theo giấy tờ xác nhận đi làm việc hoặc giấy tờ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (nhân viên các chốt sẽ kiểm tra, cho phép di chuyển theo lộ trình phù hợp).
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, y tế… có thẻ vàng Covid tham gia công tác phòng chống dịch, trực tiếp tham mưu xử lý, giải quyết công việc cần thiết của cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, nếu có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thì được di chuyển trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh để đi làm hoặc đi công tác.
Người chưa có thẻ xanh Covid hoặc thẻ vàng Covid, khi đi qua các chốt, trạm kiểm soát phòng chống dịch, phải xuất trình giấy xác nhận kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc PCR âm tính với SARC-CoV-2 trong thời gian 72 giờ.
Trường hợp người dân Khánh Hòa chưa cài đặt và sử dụng PC-Covid, người không có smartphone, người dưới 18 tuổi, có thể xuất trình giấy tờ tuy thân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, bản sao Giấy khai sinh kèm theo một trong các loại giấy tờ: giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; giấy xác nhận kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc PCR âm tính với SARC-CoV-2 trong thời gian 72 giờ; giấy ra viện đối với bệnh nhân Covid-19 đã khỏi bệnh.
Vân Anh
Người dùng có phải bật Bluetooth khi mở ứng dụng PC-Covid?
Đây là câu hỏi của nhiều người khi mà trước đó ứng dụng Bluezone liên tục tự bật tính năng Bluetooth dù người dùng đã tắt.
" alt="Khánh Hòa khuyến khích người dân cài ứng dụng PC">Khánh Hòa khuyến khích người dân cài ứng dụng PC